1. Thuốc VinMotop là thuốc gì?
Thuốc VinMotop được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc, với hoạt chất chính là Nimodipin 30 mg. Thuốc chỉ định điều trị dự phòng thiếu hụt thần kinh do thiếu máu cục bộ sau xuất huyết dưới màng nhện.
2. Thành phần thuốc VinMotop
- Hoạt chất: Nimodipin …………….. 30 mg.
- Tá dược: (Lactose, tinh bột mì, avicel, PVP-K30, magnesi stearat, talc, HPMC E6, PEG 6000, Titan dioxyd, tartrazin, ethanol 96%) nước tinh khiết vừa đủ ………… 1 viên.
3. Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
4. Chỉ định
Điều trị dự phòng thiếu hụt thần kinh do thiếu máu cục bộ sau xuất huyết dưới màng nhện.
5. Liều dùng
Uống 1- 2 viên / lần, cách 4 giờ/lần, bắt đầu trong vòng 4 ngày khi có xuất huyết dưới mạng nhện và tiếp tục trong 21 ngày.
6. Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
7. Tác dụng phụ
- ADR xảy ra ở 11,2% người bệnh chảy máu dưới màng nhện dùng nimodipin, trong khi 6,1% người bệnh dùng thuốc vờ cũng có.
- Tắc ruột giả và tắc ruột hiếm gặp ở người bệnh dùng nimodipin, chưa xác định được mối liên quan về nguyên nhân gây nên. Có thể điều trị bảo tồn.
Thường gặp, ADR > 1/100:
Toàn thân: Nhức đầu.
Tim mạch: Hạ huyết áp, nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh.
Tiêu hóa: Buồn nôn.
Da: Viêm tắc tĩnh mạch.
Gan: Tăng transaminase, tăng phosphatase kiềm.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:
Thần kinh trung ương: Chóng mặt.
Tim mạch: Ngoại tâm thu, vã mồ hôi.
Máu: Giảm tiểu cầu.
Tiêu hóa: Táo bón.
Da: Ngứa.
Tiết niệu - sinh dục: Tăng creatinin huyết thanh và nitơ máu.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
Toàn thân: Đỏ bừng mặt.
Tiêu hóa: Tắc ruột.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
- Khi kết hợp nimodipin với các thuốc chẹn kênh calci khác: các thuốc này cùng ức chế kênh calci có thể dẫn đến làm hạ huyết áp nhanh, tim đập chậm, nghẽn nhĩ thất.
- Cimetidin dùng cùng với nimodipin có thể làm tăng nồng độ nimodipin trong huyết tương, do ức chế chuyển hóa qua gan lần đầu của thuốc chẹn kênh calci này. Cần dò liều nimodipin (và các thuốc chẹn kênh calci nói chung) khi bắt đầu điều trị cho người bệnh đang dùng cimetidin. Ranitidin và famotidin không ảnh hưởng đáng kể đến chuyển hóa của các chất chẹn kênh calci.
- Sự cảm ứng enzym gan cytochrom P450 do rifampicin, phenobarbital, phenytoin, carbamazepin và acid valproic có thể làm giảm tác dụng của nimodipin.
9. Thận trọng khi sử dụng
Sử dụng hết sức thận trọng trong những trường hợp có phù não và tăng áp lực nội sọ.
- Huyết áp: Nimodipin có những tác dụng huyết động của thuốc chẹn kênh calci, tuy không rõ rệt. Trong những thử nghiệm lâm sàng, ở người bệnh chảy máu dưới màng nhện dùng nimodipin, khoảng 5% giảm huyết áp và khoảng 1% bỏ dở nghiên cứu do tác dụng này (không thể qui tất cả cho nimodipin).
- Bệnh gan: Chuyển hóa của nimodipin giảm ở người bệnh suy chức năng gan. Nimodipin có thể làm tăng tác dụng của những thuốc chống tăng huyết áp khác dùng đồng thời.
- Người cao tuổi có thể dễ bị táo bón và hạ huyết áp hơn.
- An toàn và hiệu lực của thuốc ở trẻ em chưa được xác định.
- Khi truyền tĩnh mạch, cần chú ý đến lượng ethanol trong thuốc (24%)
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai:
- Các thuốc chẹn kênh calci có thể làm tử cung mất co bóp sớm. Tuy nhiên không thấy tác dụng này làm đẻ chậm. Trong trường hợp mẹ bị hạ huyết áp do giãn mạch ngoại biên, làm lưu lượng máu phân bố lại, nên tưới máu tử cung và nhau thai bị giảm, do đó có nguy cơ thai bị giảm oxy mô. Trong thử nghiệm trên động vật, các thuốc kháng calci đã gây tác dụng độc hại với phôi và /hoặc tác dụng sinh quái thai chủ yếu là dị dạng ở xương.
- Do đó trong thời kỳ thai nghén, chỉ nên dùng nimodipin khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú :
Nimodipin và/hoặc những chất chuyên hóa của thuốc này xuất hiện trong sữa chuột cống trắng cái với nồng độ cao hơn nhiều so với ở huyết tương chuột mẹ. Chưa rõ thuốc có bài tiết vào sữa người hay không, tuy nhiên người mẹ cũng không nên cho con bú khi dùng nimodipin.
11. Ảnh hưởng của thuốc VinMotop lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc có thể gây nhức đầu, buồn nôn. Không lái xe hay vận hành máy móc khi gặp bất kỳ tác dụng không mong muốn nào của thuốc.
12. Quá liều
- Không có thông báo về quá liều do uống nimodipin. Những triệu chứng quá liều có thể xảy ra liên quan đến tác dụng lên tim mạch như giãn mạch ngoại biên quá mức với hạ huyết áp toàn thân rõ rệt.
- Hạ huyết áp có ý nghĩa lâm sàng do quá liều nimodipin có thể cần đến liệu pháp hỗ trợ tim mạch tích cực. Có thể dùng norepinephrin hoặc dopamin để phục hồi huyết áp. Vì nhiều nimodipin liên kết nhiều với protein, thẩm tách là không có tác dụng.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc VinMotop ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc VinMotop quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc VinMotop ở đâu?
Hiện nay, VinMotop là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc VinMotop trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”