1. Thuốc Wedes là thuốc gì?
Thuốc Wedes là sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Đạt Vi Phú - Việt Nam với hoạt chất chính là Azathioprin 50mg được dùng làm chất chống chuyển hóa ức chế miễn dịch và dùng riêng rẽ hoặc thường phối hợp với corticosteroid và các phương pháp khác cho các bệnh sau: Viêm khớp dạng thấp nặng, luput ban đỏ lan tỏa, viêm da cơ, viêm đa cơ, viêm gan mạn hoạt động tự miễn, bệnh pemphigut thông thường (pemphigus vulgaris),...
2. Thành phần thuốc Wedes
Mỗi viên nén bao phim chứa: Azathioprin …………………… 50 mg
Tá dược: Lactose monohydrat, cellulose vi tinh thể, croscarmellose natri, magnesi stearat, povidon, hydroxypropylmethylcellulose, talc, titan dioxyd, polyethylen glycol 6000, màu sunset yellow, màu quinolin yellow lake… vừa đủ 1 viên
3. Dạng bào chế
Viên nén.
4. Chỉ định
Azathioprin được dùng làm chất chống chuyển hóa ức chế miễn dịch, dùng đơn độc, hoặc thường phối hợp với các thuốc khác (thường là corticosteroid). Tác dụng điều trị chỉ thấy rõ sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Vì vậy cần phối hợp để giảm liều của mỗi thuốc và do đó giảm độc tính.
Azathioprin phối hợp với corticosteroid hoặc các phương pháp và các thuốc ức chế miễn dịch khác cho người bệnh nhận cơ quan ghép.
Azathioprin dùng riêng rẽ hoặc thường phối hợp với corticosteroid và các phương pháp khác cho các bệnh sau: Viêm khớp dạng thấp nặng, luput ban đỏ lan tỏa, viêm da cơ, viêm đa cơ, viêm gan mạn hoạt động tự miễn, bệnh pemphigut thông thường (pemphigus vulgaris), viêm nút quanh động mạch, thiếu máu tán huyết tự miễn, xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát. Ðối với viêm khớp dạng thấp tiến triển, methotrexat thường cho kết quả tốt hơn nếu xét về hiệu quả/ độc tính.
5. Liều dùng
Liều dùng cho ghép cơ quan: Liều tấn công 5 mg/ kg thể trọng/ ngày. Liều duy trì 1 - 4 mg/ kg thể trọng/ ngày.
Liều dùng cho các chỉ định khác: Liều khởi đầu: 1 - 3 mg/ kg thể trọng/ ngày. Liều duy trì dưới 1 - 3 mg/ kg thể trọng/ ngày. Nếu không có tiến triển sau 12 tuần dùng thuốc thì cần ngưng điều trị bằng thuốc này.
Liều dùng nên được điều chỉnh dựa vào đáp ứng lâm sàng và dung nạp huyết học của bệnh nhân.
6. Chống chỉ định
Không nên dùng azathioprin cho người bệnh mẫn cảm với thuốc. Không dùng cho người mang thai. Người viêm khớp dạng thấp đang điều trị với các thuốc alkyl hóa (cyclophosphamid, clorambucil, melphalan…), không được dùng cùng với azathioprin vì nguy cơ sinh ung thư và nhiễm khuẩn..
7. Tác dụng phụ
Tác dụng độc chủ yếu của azathioprin là trên máu và hệ tiêu hóa. Nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát và ung thư cũng đáng kể. Tần số và mức độ nặng nhẹ của các phản ứng phụ thuộc vào liều và thời gian dùng azathioprin và phụ thuộc vào bệnh cơ bản của người bệnh hoặc liệu pháp phối hợp. Tỉ lệ độc tính trên máu và ung thư ở nhóm người ghép thận cao hơn đáng kể so với ở người điều trị viêm khớp dạng thấp.
Thường gặp, ADR > 1/100
Máu: Giảm bạch cầu trong máu biểu hiện như sau: Ghép thận: Trên 50% (mọi mức độ) và 16% (dưới 2500/ mm3 ). Viêm khớp dạng thấp: 28% (mọi mức độ) và 5,3% (dưới 2500/ mm3 ), ngoài ra còn giảm tiểu cầu.
Nhiễm khuẩn thứ phát: 20% (ghép thận đồng loại), dưới 1% viêm khớp dạng thấp.
Ít gặp, 1/1.000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Sốt, chán ăn.
Tiêu hóa: Viêm tụy, buồn nôn, nôn.
Da: Rụng tóc, phản ứng da.
Gan: Tổn thương chức năng gan, ứ mật.
Cơ xương: Ðau cơ, đau khớp.
Tác dụng khác: Nhiễm nặng (nấm, virus, vi khuẩn, sinh vật đơn bào), nguy cơ u lympho bào sau ghép, đột biến gen.
Hiếm gặp, ADR < 1/1.000
Tuần hoàn: Loạn nhịp tim, hạ huyết áp.
Tiêu hóa: Thủng ruột, xuất huyết ruột.
Hô hấp: Viêm phổi kẽ.
Máu: Thiếu máu đại hồng cầu, xuất huyết, ức chế tủy xương nặng.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Cũng như với 6-mercaptopurin, alopurinol phối hợp với azathioprin có thể làm tăng độc tính, do alopurinol ức chế xanthin oxidase là enzym tối quan trọng trong dị hóa nhiều purin, kể cả 6- mercaptopurin. Nói chung, tốt nhất là tránh dùng 2 loại thuốc này với nhau. Khi buộc phải dùng phối hợp nên giảm liều azathioprin 25 - 33% so với liều azathioprin thường dùng đơn độc.
Các thuốc ảnh hưởng đến tạo bạch cầu, kể cả co-trimoxazol, có thể làm giảm bạch cầu mạnh, đặc biệt ở người ghép thận.
Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin để chữa tăng huyết áp cho người đang dùng azathioprin sẽ gây giảm bạch cầu nặng.
Azathioprin có thể ức chế tác dụng chống đông của warfarin.
9. Thận trọng khi sử dụng
Khả năng gây ung thư của azathioprin còn đang tranh cãi, tuy nhiên nguy cơ thúc đẩy u phát triển đã được xác định; Có nghĩa là thuốc làm cho các tế bào tiền ung thư đang ở trạng thái tiềm ẩn phát triển thành u nhanh hơn và xuất hiện ung thư sớm hơn.
Tỉ lệ các chất chuyển hóa khác nhau ở mỗi người, nên mức độ và thời gian tác dụng thuốc cũng khác nhau.
Cần theo dõi cẩn thận tình trạng ban đầu các trường hợp suy gan hay suy thận; Phụ nữ có thai, người lớn tuổi (theo dõi công thức máu).
Đối với các bệnh tự miễn nếu không có tiến triển sau 12 tuần dùng thuốc thì cần ngưng điều trị bằng thuốc này.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Azathioprin qua được nhau thai. Tránh dùng ở phụ nữ có thai.
Thuốc cũng có trong sữa mẹ và không dùng cho bà mẹ đang cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Wedes lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có dữ liệu về tác dụng của thuốc trên khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc. Nên thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc nguy hiểm.
12. Quá liều
Triệu chứng:
Nhiễm khuẩn không giải thích được, loét họng, bầm da và chảy máu là những dấu hiệu chính quá liều azathioprin, suy tủy xương đạt tối đa sau 9 - 14 ngày. Những dấu hiệu này thể hiện rõ ràng sau khi quá liều mạn tính hơn là sau khi quá liều cấp tính. Đã có báo cáo bệnh nhân uống liều đơn 7,5g azathioprin. Độc tính trực tiếp của quá liều là buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, sau đó giảm bạch cầu nhẹ và bất thường nhẹ chức năng gan. Bệnh nhân phục hồi không biến chứng.
Xử trí:
Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Có thể tiến hành rửa dạ dày. Theo dõi sát bệnh nhân, bao gồm theo dõi huyết học để điều trị bất cứ tác dụng không mong muốn nào. Chưa rõ giá trị của thẩm tách máu mặc dù azathioprin có thể được thẩm tách một phần.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Wedes ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Wedes quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Wedes ở đâu?
Hiện nay, Wedes là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Wedes trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”