1. Thuốc Redlip là thuốc gì?
Redlip lsa sản phẩm của công ty Inventia HealthCare Pvt. Ltd. - India với hoạt chất chính là Fenofibrat BP 160mg có công dụng hỗ trợ chế độ ăn trong điều trị rối loạn lipoprotein huyết các týp Ha, IIb, III, IV và V, phối hợp với chế độ ăn.
2. Thành phần thuốc Redlip
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Hoạt chất: Fenofibrat BP............. 160 mg
Tá dược: Lactose, Tinh bột ngô, Croscarmellose natri, Crospovidone, Povidone (PVPK-30), Talc tinh khiết, Natri lauryl sulphat, Magnesi stearate, Hypromellose, Polysorbate 80, Titan dioxid.
3. Dạng bào chế
Viên nén bao phim.
4. Chỉ định
Viên Fenofibrat được chỉ định hỗ trợ chế độ ăn trong điều trị rối loạn lipoprotein huyết các týp Ha, IIb, III, IV và V, phối hợp với chế độ ăn.
5. Liều dùng
Bệnh nhân phải có chế độ ăn kiêng làm hạ lipid thích hợp trước khi dùng REDLIP, và phải tiếp tục chế độ ăn này trong suốt quá trình điều trị. Viên REDLIP phải được uống cùng với bữa ăn.
Người lớn: Trong điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát hoặc rối loạn lipid máu hỗn hợp ở liều khởi đầu là 1 viên REDLIP/ngày.
Trọng điều trị tăng triglyceride máu liều khởi đầu là 1 viên REDLIP/ngày.
Liều dùng được xác định tùy theo từng cá thể dựa trên sự đáp ứng của bệnh nhân và phải được điều chỉnh nếu cần thiết sau khi xác định lại lipid trong quãng cách từ 4-8 tuần, nêu cholesterol trong máu vẫn còn tăng cao hơn 4 g/L có thể tăng liêu lên 300 mg/ngay
Cần phải duy trì liều ban đầu cho đến khi cholesterol trong máu trở lại bình thường; sau đó có thế giảm nhẹ liều hàng ngày xuống, phải kiểm tra cholesterol máu 3 tháng một lần. Nếu các thông số lipid máu lại tăng lên thì phải tăng liều lên 300 mg/ngày.
Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều.
Trẻ em > 10 tuổi: Cần nghiên cứu kỹ để xác định căn nguyên chính xác của tăng lipid máu ở trẻ. Có thể điều trị thừ kết hợp với chế độ ăn được kiểm soát trong vòng 3 tháng. Liêu tôi đa khuyên cáo là 5 mg/kg/ngày. Trong một số trường hợp đặc biệt (tăng lipid máu rất cao kèm theo dấu hiệu lâm sàng của xơ vữa động mạch, cha mẹ có biểu hiện tim mạch do xơ vữa trước tuổi 40, có đám đọng xanthom...) thì có thể dùng liều cao hơn nhưng phải do thầy thuốc chuyên khoa chi định.
Nếu nồng độ lipid trong máu không giảm nhiều trong 3 -6 tháng điều trị bằng fenofibrat thì cần thay đổi trị liệu (trị liệu bổ sung hoặc trị liệu khác).
Trẻ em < 10 tuổi. Không sử dụng do độ an toàn và hiệu lực ở nhóm bệnh nhân này chưa được xác định.
Người suy gan và suy thận: Ở những bệnh nhân hạ albumin máu, như hội chứng hư thận, và ở những bệnh nhân suy thận, phải giảm liều của các fibrat và phải giám sát đều đặn chức năng thận. Thẩm tách máu không loại được Fenofibrat và không dùng Fenofibrat cho những bệnh nhân đang thầm tách. Không có nghiên cứu dược động học nào được thực hiện trên những bệnh nhân suy gan.
Đường dùng: Uống
6. Chống chỉ định
Chống chỉ định viên Fenofibrat cho những bệnh nhân:
Suy chức năng gan và suy chức năng thận nặng (độ thanh thải creatinine < 20 ml/phút), gồm cả xơ gan do mật nguyên phát và bệnh túi mật trước đó.
- Mẫn cảm với Fenofibrat, hoặc các thuốc cùng loại fibrate khác.
- Phụ nữ có thai và các bà mẹ cho con bú.
- Trẻ em < 10 tuổi
- Không chỉ định Fenofibrat trong điều trị tăng lipoprotein máu týp I.
7. Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn(ADR) thường nhẹ và ít gặp
Thường gặp: (ADR > 1/100):
Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, trướng vùng thượng vị, buồn nôn, chướng bụng, ỉa chảy nhẹ.
Da: Nôi ban, nối mày đay, ban không đặc hiệu.
Cơ: Đau nhức cơ
Hiếm gặp: (ADR < 1/1.000)
Gan: Sỏi đường mật
Sinh dục: Mất dục tính và liệt dương, giảm tinh trùng.
Máu: Giảm bạch cầu
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Các chất ức chế HMG-CoA reductase (ví dụ pravastatin, simvastatin, fluvastatin) và các fibrat khác:
sẽ làm tăng đáng kê nguy cơ tổn thương cơ và viêm tụy cấp nếu Fenofibrat được dùng đồng thời với các chất này. Phải thận trọng khi dùng liệu pháp kết hợp này và bệnh nhân phải được giám sát chặt chẽ các dầu hiệu gây độc cho cơ.
Các thuốc chống đông đường uống: Fenofibrat làm tăng tác dụng chống đông đường uống và có thể tăng nguy cơ xuất huyết do đẩy các thuốc này ra khỏi vị trí gắn với protein huyết tương. Khuyến cáo giảm liều các thuốc chống đông còn 1/3 lúc khởi đầu điều trị và sau đó điều chỉnh dần dần nếu cần thiết. Cần theo dõi thường xuyên hơn lượng prothrombin máu. Điều chỉnh liều thuốc chống đông máu trong quá trình dùng và sau khi ngừng dùng fibrat 8 ngày.
Không được kết hợp Fenofibrat với các thuốc chống đông đường uống.
Cyclosporin: Kết hợp fibrat với cyclosporine làm tăng nguy cơ tổn thương cơ.
Không được dùng kết hợp các thuốc độc với gan (thuốc ức chế MAO, perhexilin maleat ...) với fenofibrat.
9. Thận trọng khi sử dụng
Nhất thiết phải thăm dò chức năng gan và thận của bệnh nhân trước khi dùng fibrat.
Ở những bệnh nhân đang uống thuốc chống đông máu: Khi bắt đầu dùng fibrat cân giảm liêu thuôc đông máu xuống còn 1/3 liều cũ và điều chỉnh nếu cần. Cần theo dõi thường xuyên hơn lượng prothrombin máu. Điều chỉnh liều thuốc chống đông máu trong quá trình dùng và sau khi ngừng dùng fibrat 8 ngày.
Nhược năng giáp có thể là một yêu tổ làm tăng khả năng bị tác dụng không mong muốn ở cơ.
Phải giám sát nồng độ transaminase 3 tháng một lần trong 12 tháng đầu điều trị. Phải chú ý những bệnh nhân tăng nồng độ transaminase và phải tạm ngừng điều trị nếu nồng độ AST và ALT tăng hơn 100 IU.
Không kết hợp fenofibrat với các thuốc có tác dụng độc cho gan.
Biến chứng mật dễ xảy ra ở người bệnh xơ ứ gan mật hoặc có sỏi mật.
Tạm ngưng điều trị trong trường hợp tăng nồng độ creatinine > 50% ULN (giới hạn trên của giá trị bình thường). Khuyến cáo phải đo creatinine trong 3 tháng đầu điều trị.
Viêm tụy đã được báo cáo ở những bệnh nhân dùng Fenofibrat.
Nếu nồng độ lipid trong máu không giảm nhiều trong 3 -6 tháng điều trị bằng fenofibrat thì cần thay đổi trị liệu (trị liệu bổ sung hoặc trị liệu khác).
Chế phẩm này có chứa lactose, vì thế những bệnh nhân có vấn đề di truyền hiếm gặp về sự không dung nạp galactose, thiếu Lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose không nên dùng thuốc này.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Không có dữ liệu thích hợp về việc dùng Fenofibrat cho phụ nữ có thai. Khong nen dùng trong thời kỳ có thai
Bà mẹ cho con bú: Không có tài liệu về việc Fenofibrat và/ hoặc các chất chuyển hóa của nó có bài xuất qua sữa mẹ hay không. Không nên dùng viên REDLIP cho các bà mẹ đang cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Redlip lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Chưa thực hiện các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc dùng Fenofibrat lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
12. Quá liều
Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Nếu nghi ngờ quá liều, cần điều trị triệu chứng và áp dụng các biện pháp trợ sức thích hợp nếu cần. Thầm tách máu không loại trừ được Fenofibrat.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Redlip ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Redlip quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Redlip ở đâu?
Hiện nay, Redlip là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Redlip trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”