1. Thuốc Fenostad 200 là thuốc gì?
Thuốc Fenostad 200 là sản phẩm của công ty TNHH LD Stellapharm - Việt Nam với thành phần Fenofibrate (vi tinh thể) hàm lượng 200 mg dùng hỗ trợ chế độ ăn kiêng và chế độ điều trị không dùng thuốc khác (như tập thể dục, giảm cân): điều trị tăng triglycerid huyết nặng có hoặc không có HDL cholesterol thấp, tăng lipid huyết hỗn hợp khi chống chỉ định hoặc không dung nạp với statin, tăng lipid huyết hỗn hợp ở những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, cần thêm vào một statin khi các triglycerid và HDL cholesterol không được kiểm soát đầy đủ.
2. Thành phần thuốc Fenostad 200
Thành phần hoạt chất:
Fenofibrate (vi tinh thể).....200 mg
Thành phần tá dược:
Lactose monohydrat, tinh bột ngô, crospovidon, polysorbat 80, mangesi stearat, colloidal silica khan.
3. Dạng bào chế
Fenostad 200 được bào chế dưới dạng viên nang cứng.
Viên nang cứng số 1, đầu và thân nang màu cam, đầu nang in logo màu trắng, chứa bột thuốc màu trắng hay trắng ngà.
4. Chỉ định
Fenostad 200 được chỉ định hỗ trợ chế độ ăn kiêng và chế độ điều trị không dùng thuốc khác (như tập thể dục, giảm cân):
- Điều trị tăng triglycerid huyết nặng có hoặc không có HDL cholesterol thấp.
- Tăng lipid huyết hỗn hợp khi chống chỉ định hoặc không dung nạp với statin.
- Tăng lipid huyết hỗn hợp ở những bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, cần thêm vào một statin khi các triglycerid và HDL cholesterol không được kiểm soát đầy đủ.
5. Liều dùng
Fenostad 200 nên được uống cùng với thức ăn.
Vẫn phải tiếp tục chế độ ăn kiêng đã dùng trước khi điều trị. Theo dõi đáp ứng điều trị bằng việc xác định giá trị lipid huyết thanh. Nếu không đạt được đáp ứng đầy đủ sau vài tháng (như 3 tháng) nên xem xét các biện pháp điều bổ sung hoặc khác.
- Người lớn: Liều khởi đầu khuyến cáo là 1 viên/ngày uống cùng với bữa ăn chính.
- Người cao tuổi: Ở những bệnh nhân cao tuổi, không bị suy thận, dùng liều khuyến cáo thường dùng cho người lớn.
- Suy thận: Cần giảm liều ở những bệnh nhân suy thận. Ở những bệnh nhân bị bệnh thận mạn tính nặng, không nên dùng fenofibrate.
- Suy gan: Không dùng fenofibrate cho bệnh nhân suy gan do thiếu dữ liệu.
- Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của fenofibrate ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi chưa được xác định. Hiện không có dữ liệu. Vì vậy không dùng cho các đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi.
6. Chống chỉ định
- Quá mẫn với fenofibrate hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Fenostad 200.
- Rối loạn chức năng thận nặng.
- Rối loạn chức năng gan (bao gồm xơ gan mật và bất thường chức năng gan kéo dài không rõ nguyên nhân).
- Viêm tụy cấp hoặc mạn tính (trừ viêm tụy cấp do tăng triglycerid huyết nặng).
- Phản ứng dị ứng với ánh sáng hay nhiễm độc ánh sáng khi điều trị với các
- Tiền sử bệnh túi mật.
7. Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn thường nhẹ và ít gặp.
Thường gặp (1/100 ≤ ADR < 1/10)
Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, chướng vùng thượng vị, buồn nôn, trướng bụng, tiêu chảy nhẹ.
- Da: Nổi ban, nổi mày đay, ban da không đặc hiệu.
- Gan: Tăng transaminase huyết thanh.
- Cơ: Đau nhức cơ.
Hiếm gặp (1/10.000 ≤ ADR <1/1.000)
- Gan: Sỏi đường mật.
- Sinh dục: Mất dục tính và liệt dương, giảm tinh trùng.
- Máu: Giảm bạch cầu.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải khi sử dụng thuốc.
8. Tương tác thuốc
Tương tác của thuốc
Dùng kết hợp các thuốc ức chế HMG-CoA reductase (pravastatin, simvastatin, fluvastatin...) và fibrate sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ tổn thương cơ và viêm tụy cấp.
Kết hợp fibrate với ciclosporin làm tăng nguy cơ tổn thương cơ.
Fenofibrate làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông uống và do đó làm tăng nguy cơ xuất huyết do đẩy các thuốc này ra khỏi vị trí gắn với protein huyết tương. Cần theo dõi lượng prothrombin thường xuyên hơn và điều chỉnh liều thuốc chống đông uống trong suốt thời gian điều trị bằng fenofibrate và sau khi ngừng thuốc 8 ngày.
Không được dùng kết hợp các thuốc độc với gan (thuốc ức chế MAO, perhexilin maleat...) với fenofibrate.
Tương kỵ của thuốc
Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.
9. Thận trọng khi sử dụng
- Nhất thiết phải thăm dò chức năng gan và thận của bệnh nhân trước khi bắt đầu dùng các fibrate.
- Ở bệnh nhân uống thuốc chống đông máu: Khi bắt đầu dùng fenofibrate, cần giảm liều thuốc chống đông xuống chỉ còn một phần ba liều cũ và điều chỉnh nếu cần. Cần theo dõi thường xuyên hơn lượng prothrombin máu. Điều chỉnh liều thuốc chống đông uống trong quá trình dùng và sau khi ngừng dùng fenofibrate 8 ngày.
- Nhược năng giáp có thể là một yếu tố làm tăng khả năng bị tác dụng không mong muốn ở cơ.
- Cần đo transaminase toàn thân 3 tháng một lần, trong 12 tháng đầu dùng thuốc.
- Phải tạm ngừng dùng thuốc nếu thấy SGPT (ALT) > 100 IU.
- Không kết hợp fenofibrate với các thuốc có tác dụng độc với gan.
- Biến chứng mật dễ xảy ra ở người bệnh xơ gan mật hoặc có sỏi mật.
- Nếu sau vài tháng dùng thuốc (3 - 6 tháng) mà thấy lượng lipid trong huyết thanh thay đổi không đáng kể thì phải xem xét trị liệu khác (bổ sung hoặc khác).
Fenostad 200 có chứa tá dược lactose. Không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân có các vấn đề về di truyền hiếm gặp không dung nạp galactose, thiếu hụt enzym lactase toàn phần hay kém hấp thu glucose-galactose.
10. Dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai
Không nên dùng thuốc Fenostad 200 trong thời kỳ mang thai.
Phụ nữ cho con bú
Không có dữ liệu. Tuy nhiên, vì an toàn, không nên dùng thuốc Fenostad 200 cho phụ nữ cho con bú.
11. Ảnh hưởng của thuốc Fenostad 200 lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Không có.
12. Quá liều
Không có trường hợp quá liều nào được báo cáo. Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Nếu nghi ngờ quá liều, điều trị triệu chứng và tiến hành các biện pháp hỗ trợ thích hợp khi cần. Thẩm tách máu không loại bỏ được fenofibrate.
13. Bảo quản
Bảo quản thuốc Fenostad 200 ở nhiệt độ dưới 30 độ C ở nơi khô ráo, tránh ẩm.
Không để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Không dùng thuốc Fenostad 200 quá hạn ghi trên bao bì.
14. Mua thuốc Fenostad 200 ở đâu?
Hiện nay, Fenostad 200 là thuốc kê đơn, vì vậy bạn cần nói rõ các triệu chứng của bệnh nhân để được nhân viên y tế tư vấn và hỗ trợ. Thuốc có bán tại các bệnh viện hoặc các nhà thuốc lớn.
Mọi người nên tìm hiểu thông tin nhà thuốc thật kỹ để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Nếu mọi người ở khu vực Hà Nội có thể mua thuốc có sẵn ở nhà thuốc Thanh Xuân 1 - địa chỉ tại Số 1 Nguyễn Chính, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, mọi người cũng có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua số hotline của nhà thuốc là: 0325095168 - 0387651168 hoặc nhắn trên website nhà thuốc để được nhân viên tư vấn và chăm sóc tận tình.
15. Giá bán
Giá bán thuốc Fenostad 200 trên thị trường hiện nay dao động trong khoảng 65.00 - 85.00/Hộp tùy từng địa chỉ mua hàng và giá có thể giao động tùy thời điểm. Mọi người có thể tham khảo giá tại các nhà thuốc khác nhau để mua được thuốc đảm bảo chất lượng và giá thành hợp lý nhất.
“Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, mọi người nên đến thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ có kiến thức chuyên môn để sử dụng an toàn và hiệu quả.”